Các bệnh thường gặp ở ếch và cách điều trị

Nuôi ếch thương phẩm là mô hình có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, nó vẫn còn khó khăn với bà con chăn nuôi vì thiếu kinh nghiệp điều trị các bệnh thường gặp ở ếch. Sau đây, chúng tôi xin trình bày về các bệnh thường gặp ở ếch và cách điều trị hiệu quả.

I. Các bệnh thường gặp ở ếch nuôi

1: Ếch bị lở loét

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn aeromonas hydrophila. Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nước bị ô nhiễm làm loại vi khuẩn này phát triển mạnh gây bệnh cho ếch.

Khi bị bệnh, ếch sẽ xuất hiện các dấu hiệu như : có nút chấm đỏ trên chân, chân bị sưng, đùi bị tụ huyết, bỏ ăn, ếch chậm di chuyển, lờ đờ. Giải phẫu thấy có hiện tượng xuất huyết trong ổ bụng. Thường thấy máu và dịch lỏng màu vàng trong xoang bụng. Nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời, khi bệnh dịch xảy ra rất dễ gây nên hậu quả chết hàng loạt ở đàn ếch.

Để phòng bệnh một cách hiệu quả, bà con nên kiểm tra môi trường nước thường xuyên. Khi thấy nước bẩn, bà con nên thay nước, tránh trường hợp để cho nước bị ô nhiễm. Tránh trường hợp nuôi mật độ quá dày, không gây ồn ào khiến ếch bị sốc. Bổ sung một số chất sau vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho ếch: vitaminc, N9.100. Bà con nên theo dõi đàn ếch để phát hiện dấu hiệu bệnh sớm, giúp điều trị hiệu quả.

 Khi ếch có dấu hiệu bệnh, bà con trộn Doxery hoặc kháng sinh Kamoxin F. OXYTETRACYCLIN dùng liên tiếp 5 ngày đến 7 ngày.  Sử dụng dung dịch vime-lodin200 ngâm ếch 20-30 phút với liều lượng 1 lít cho 500-700m3

bệnh lở loét và đỏ chân ở ếch

2: Bệnh chướng hơi ở ếch

Bệnh chướng hơi ở ếch thường xảy ra ở giai đoạn tháng nuôi đầu tiên. Nguyên nhân là do ếch ăn không tiêu hoặc nguồn thức ăn không đảm bảo, bị ôi thiu. Nguồn nước dơ, khiến ếch đớp phải cũng là nguyên nhân phổ biến gây chướng hơi ở ếch.

bệnh chướng hơi sình bụng ở ếch

 Dấu hiệu : bụng ếch phồng lên, di chuyển khó khăn, một số con bị lòi hậu môn, ruột bị sưng lên, mỏng và có màu đỏ. Giải phẫu thấy ruột có dịch lỏng lẫn thức ăn.

Với bệnh này, bà con chỉ cần vệ sinh môi trường nuôi sạch sẽ. Thức ăn cho ếch không để bị thiu, hoặc thức ăn thừa. Nếu ếch ăn dư quá 2 tiếng mà vẫn còn, bà con nên lấy thức ăn ra khỏi bể ( áp dụng cho thức ăn sống). Với cám, bà con nên ko ăn quá dư, bột sẽ ngấm phải nước bẩn, dễ gây nên chướng hơi. Khi ếch bị chướng hơi, bà con tách riêng ra và ngừng cho ăn 1-2 ngày.

Không sử dụng bột bị ẩm mốc, quá hạn sử dụng. Nên sử dụng các loại cám phù hợp, chứa hàm lượng protein cao. Thường xuyên trộn men tiêu hóa hỗ trợ tiêu hóa cho ếch ( hện tại chúng tôi trộn liều lượng 10 muỗng café / 4kg bột. Đánh tan vào nước sau đó trộn đều bột, để khô 5 phút trước khi cho ăn).

3: Bệnh mù mắt quẹo cổ ở ếch nuôi

Hiện tại bệnh này người ta vẫn chưa xác định chính xác do loại vi khuẩn nào gây ra, có thể là do vi khuẩn Pseudomanas sp gây ra.

bệnh mù mắt ở ếch

Khi mắc bệnh, ếch thường có các dấu hiệu sau: có mủ ở mí mắt, mắt bị viêm sưng, có màu trắng đục ở 1 mắt, sau đó lan ra mắt thứ hai làm mù cả hai mắt.

ếch có dấu hiệu quẹo cổ, quay vòng vòng , ếch không đớp được mồi, và thường bị chết sau vài ngày.

Bệnh này được đánh giá là bệnh cực kì nguy hiểm cho bà con nuôi ếch, nó có thể tạo thành dịch và gây chết cả đàn. Vì thế, khi phát hiện ếch có triệu chứng, bà con nên phân loại ngay lập tức và đem đi tiêu hủy, tránh lây nhiếm sang con khác, hạn chế che tấm che quá kín, vì bệnh dễ thành dịch. Nếu số lượng trong ao nuôi bị quá nhiều, nên hủy nguyên bể để tránh lây sang bể khác. Khử trùng ao nuôi định kì để phòng bệnh

4: Ếch bị bệnh đường ruột, kiết lỵ

Dấu hiệu bệnh là thấy ếch ra phân trắng, phân sống, bóp ở hậu môn thấy có rỉ máu, hậu môn có màu đỏ.

Điều trị: trộn vào thức ăn 1 viên ganidan cho ăn liên tục từ ba ngày- bốn ngày (1 viên/ kí thức ăn). Khi phát hiện ếch bị bệnh đường ruột, bà con nên giảm lượng thức ăn xuống còn một nửa.

5: Ếch bị bệnh do nấm

Nguyên nhân do nấm Achya sp gây ra.

Dấu hiệu bệnh: ở đầu, chân, lưng và một số bộ phận có những búi nấm trắng.

Bà con nen phòng bệnh bằng cách vệ sinh môi trường thật tốt.

Khi ếch mắc bệnh, bà con nên sử dụng formalin với nồng độ 20 – 25 ml/m 3 tắm cho ếch

ếch bị nấm ăn

6: Bệnh giun sán ở ếch

ếch thường có các kí sinh trùng như sán lá, sán xơ mít, giun kí sinh

triệu chứng: ếch chậm phát triển

điều trị: bà con sử dụng các loại thuốc  chuyên tẩy giun sán trộn  với thức ăn cho ếch ăn hoặc dùng peperracin với liều lượng 0,1% so với trọng lượng thức ăn của ếch. Bà con nên tẩy vài lần cho ếch mới hết được lượng giun sán .

7: Hiện tượng ếch ăn nhau

Nguyên nhân chính là giống nuôi bà con mua về kích thước quá chênh lệch, con to con nhỏ dẫn đến chúng ăn nhau. Ngoài ra, mạt độ nuôi và cho ăn không đủ cũng là nguyên nhân dẫ đến ếch cắn và ăn nhau.

Biện pháp: Tìm đến các trại giống uy tín, có kinh nghiệm, phân loại con giống trước khi cung cấp cho bà con ( hiện tại trang trại ếch giống chúng tôi chuyên cung cấp ếch giống chất ượng đạt chuẩn, con giống đều, đạt 6-7kg/ 1000 con giống, sạch bệnh, đề kháng cao, tăng trưởng mạnh, có bảo hành khi mua giống). Mật độ nuôi vừa phải, và thường xuyên tách đàn trong quá trình nuôi. Cho ếch ăn đủ, không để đói dẫn tới ếch ăn nhau.

ếch ăn nhau

8: Bệnh gan thận mủ trên ếch

Nguyên nhân chính của bệnh gan thân mủ thường là sử dụng thức ăn cám công nghiệp dài ngày. Chất độc sẽ tích lại ở gan và biến chứng san thận.

dấu hiệu bệnh gan thận mủ trên ếch: dấu hiệu lâm sàng trên đàn ếch thường sẽ có một vài con còn sống nằm bất động, da bạc màu, đầu ếch nằm hơi gục xuống. Lúc mổ giải phẫu thì phát hiện gan và thận chưa mủ. Gan ếch không được hồng hào như bình thường, màu ngả bạc và nhiều lỗ mủ trên gan

bệnh gan thận mủ ở ếch

9. ếch bị bệnh đỏ chân.

Ếch bị đỏ chân tác nhân thường do vi khuẩn đơn bào. bệnh đặc biệt xuất hiện ở những môi trường nước chứa axit cao. Bệnh ếch bị đỏ chân thường xảy ra vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 7- tháng 9 hằng năm.

dấu hiệu: ở đùi ếch xuất hiện các nốt chấm đỏ, xuất huyết. có có bị một đùi, có con 2 đùi đều xuất huyết và lan lên tới dưới ổ bụng.

10. Ếch bị lòi hậu môn, lòi ruột

ếch bị lòi hậu môn, lòi ruột thường có nhiều nguyên nhân. Nhiều bà con sử dụng thuốc kháng sinh quá liều hoặc sử dụng thời gian dài cũng rất dễ bị. Ếch nhảy nhiều trong quá trình thay nước cho ếch. Thường khi phát hiện ếch bị lòi ruột, thì những con bị lòi sẽ ko chữa trị được nữa.

dấu hiệu: ếch bị lòi một khúc ruột ra ngoài phía hậu môn.

ếch bị lòi ruột

11. Ếch bị trương nước

ếch bị trương nước thường xuất hiện vào các ngày thời tiết nóng. Nhiệt độ môi trường nước cao khiến ếch tích nước vào da. Kết hợp thêm do nhiệt độ cao thận khoạt động kém, khó thải nước ra ngoài.

dấu hiệu cơ thể ếch nhão ra, cơ thể chữa nhiều nước, sình lên và chết.

ếch bị trương nước

II. Thuốc trị bệnh cho ếch

Ếch nuôi gặp khá nhiều bệnh. Bà con cần biết các loại thuốc trị bệnh cho ếch để chữa trị một cách kịp thời nhất. Sau đây là một số loại thuốc đặc trị bệnh cho ếch bà con có thể tham khảo.

1. Thuốc trị ghẻ cho ếch

Tên thuốc: gentacin

Thành phần gồm: Sulfadimethoxine, Gentamycin

Chức năng của thuốc:

– chuyên trị bệnh ghẻ lở ở da, ghẻ toàn thân ở ếch, đặc trị bệnh đỏ chân

– cớ thể sử dụng ở các giai đoạn sinh trưởng của ếch

Liều lượng dùng:

Khối lượng thuốc/ kí thức ăn

Thời gian nuôi Liều lượng dùng để điều trị Liều lượng dùng Phòng bệnh
Dưới 1 tháng
1 – 2 tháng 
2 – 3 tháng 
3 tháng – 1 năm
1 năm – 2 năm 
5 gam
10 gam
15 gam
20 gam-25 gam
30 gam-35gam
3 gam
5 gam
10 gam
20 gam
30 gam
thuốc trị ghẻ cho ếch

2. Thuốc tẩy giun sán cho ếch

Tên thuốc: killing

Thành phần gồm: selenium, bentasole

Chức năng của thuốc: Tẩy giun sán, có khả năng tẩy trứng giun, giun sán, giệt giun con và giun trưởng thành. Tăng tốc độ sinh trưởng cho ếch. Giúp ếch chống lớn

Cách dùng: trộn 1 kg thức ăn với 3-5g killing. Trộn đều với một ít nước. bà con có thể hòa tan thuốc vào nước sau đó trộng đều. để khô sau 10 phút. Cho ếch ăn ngày 2 lần, ăn trong vòng 3 ngày. Ngừng cho ăn 4 ngày và tiếp tục cho ăn 3 ngày cùng với tỉ lệ trên.

Bà con nên vệ sinh hồ thường xuyên, giữ mỗi trường nước sạch. Định kì tẩy giun 15 ngày 1 lần cho ếch, không để ếch bị nhiễm bệnh trở lại.

3. Thuốc trị bệnh mù mắt nghẹo cổ

Tên thuốc: tomo

Thành phần của thuốc: Oxytetracyciline HCL

Chức năng: điều trị bệnh mù mắt, quẹo cổ khi có dấu hiệu. ngăn ngừa bùng phát các bệnh mù mắt, quẹo cổ, sình bụng, viêm ổ bụng, đỏ chân khi có dấu hiệu.

Liều lượng dùng: 

Thời gian nuôi Liều lượng dùng trị bệnh Liều lượng dùng phòng bệnh  
Dưới 1 tháng tuổi 5 gam 3 gam
Từ 1 – 2 tháng 10 gam 5 gam
Từ 2 – 3 tháng 15 gam 10 gam

 
 cách dùng: trộn tomo và vita complex( 10g/ kí thức ăn) với nước. sau đó trộn đều với thức ăn. Đem hong khô 10 phút. Cho ăn mỗi bữa. ăn đều trong 1 tuần.

thuốc trị bệnh mù mắt nghẻo cổ chô ếch

4. Thuốc trị bệnh đỏ chân cho ếch

Bệnh đỏ chân là loại bệnh nguy hiểm thứ hai chỉ đứng sau bệnh mù mắt. Khi phát hiện ếch bị đỏ đùi, bà con lập tức xử lý ngay để không bị lây ra cả đàn.

trị bệnh: khử nước bằng iodine 10ppm sau đó dùng oxyteraciline 2g/kg thức ăn trong 3-5 ngày hoặc enro 2g/kg. thay nước thường xuyên hàng ngày khử trùng nước mỗi khi thay.

thuốc trị bệnh đỏ đùi cho ếch

5. Thuốc trị chướng bụng đầy hơi cho ếch

Bệnh chướng hơi đầy bụng là bệnh ít nguy hiểm. Khi phát hiện ra những con bị đầy hơi chướng bụng, bà con bắt riêng những con đó ra. đàn còn lại bà con sử dụng men vi sống trộn vào thức ăn cho ếch.

Liều lượng trộn thuốc: bà con trộn 10g thuốc vào nước khuấy đều và trộng với 10 kí thức ăn. cho ếch ăn ngày 1 bữa cho tới khi hết bệnh

men vi sinh điều trị đầy bụng chướng hơi ở ếch

6. Thuốc đặc trị gan thận mủ cho ếch

gan thận mủ là bệnh dai dẳng, khó phát hiện ở ếch. Khi phát hiện thì thường là ếch đã diễn biến tới giai đoạn không thể chữa trị. nên nếu bà con nuôi lâu thì phải mổ ếch để phát hiện sớm. khi phát hiện gan ếch có một vài chấm trắng nhỏ. bà con trộn gentacin cho ếch ăn.

Liều lượng cho ếch ăn: với ếch dưới 1 tháng tuổi, bà con trộn 30g/ 10 kí thức ăn. ếch trên 1 tháng tuổi trộn 50g/ 10 kí thức ăn. ếch trên 2 tháng tuổi trộn 100g/ 10 kí thức ăn.

Ngoài ra bà con có thể sử dụng các loại la bổ gan để đề phòng bệnh gan cho ếch nuôi

thuốc trị gan thận mủ cho ếch

III. Cách phòng bệnh cho ếch

  • Tẩy trùng bể nuôi/ ao nuôi trước khi thả giống
  • Sử dụng thuốc tím khử trùng cho ếch trước khi đưa vào bể nuôi để phòng bệnh trong quá trình di chuyển
  • Đảm bảo nguồn nước sạch, đạt chuẩn( độ ph từ 6-7). Thay nước thường xuyên, tránh ôi nhiễm nguồn nước do thức ăn
  • Khử môi trường nuôi định kì
  • Đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho ếch, tránh thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng hay nấm mốc.
  • Bổ sung men vi sinh, vitamin c định kì cho ếch
  • Thường xuyên theo dõi, tếch đàn cho ếch
  • Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu bị bệnh ở ếch.

Thành công của bà con chính là thành công của chúng tôi. Với mong muốn bà con chăn nuôi đạt hiệu quả cao, con giống đem về ít hao hụt , tăng trưởng nhanh, đầu ra ổn định, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bà con suốt thời gian chăn nuôi, chúng tôi rất vui khi được giải đáp mọi thắng mắc của bà con về kỹ thuật chăm sóc ếch.

ếch giống tại trại giống miền trung
một trong 35 hồ ếch giống của chúng tôi

Mọi chi tiết xin liên hệ mua ếch giống.

SĐT: 0908650297

Zalo: 0908650297

Fanpage: https://www.facebook.com/echgiongmientrung

Địa Chỉ: Thôn Thượng Nam, xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Hãy liên hệ ngay khi cần, vì mọi kịnh nghiệm chúng tôi cung cấp đều là miễn phí. Chúng tôi rất vui khi được làm điều đó.

xem thêm: mô hình nuôi ếch bán hoang dã

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *